Cách chẩn đoán và điều trị bí tiểu trên mèo

SACOMVET

Hotline:

0337472888
Giờ mở cửa Thứ 2 - Chủ Nhật:8h00 - 20h00
Cách chẩn đoán và điều trị bí tiểu trên mèo
Ngày đăng: 1 năm

BỆNH BÍ TIỂU TRÊN MÈO 

Mèo bị bí tiểu là một căn bệnh làm cho việc tiểu tiện của mèo cưng trở nên khó khăn. Như chúng ta đã biết, nước tiểu xuất phát từ thận, lưu trữ ở bàng quang. Thông qua quá trình bài tiết mà nước, chất thải Protein hòa tan và chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua “ống niệu đạo”. Tuy nhiên vì một vấn đề nào đó khiến cho quá trình này bị gián đoạn. Hãy cùng SACOMVET tìm hiểu nhé.

Mèo bí tiểu là như thế nào?

Mèo bị bí tiểu là triệu chứng gây ra tình trạng mèo đi tiểu ít. Có khi đi không ra nước tiểu, ứ nước tiểu ở bàng quang. Là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Nếu để chứng mèo bí tiểu trong thời gian dài mà không xử lý kịp thời sẽ gây xuất huyết thận, bàng quang, nước tiểu có máu, mèo cưng bị mệt mỏi.

Mèo đi toilet rặn đái liên tục nhưng không thành công. Thậm chí mèo đực thò cả đầu dương vật ra để đi vệ sinh mà không được giọt nước tiểu nào. Nếu kéo dài 2 – 3 ngày có thể gây tử vong do trúng độc Ure. Gây hôn mê, nôn ra chất nhớt, ăn uống khó nuốt, cứng hàm, co giật…

Nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu

Thông thường chứng mèo bí tiểu thường gặp ở mèo đực hơn là mèo cái. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mèo bị bí biểu. Cụ thể như sau:

  • Mèo bị bí tiểu do quá tải bàng quang tiết niệu cấp tính hoặc mãn tính.
  • Mèo có tiền sử rối loạn chức năng hệ thần kinh hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Rối loạn điện giải như tăng – hạ Kali máu, tăng – hạ canxi máu.
  • Do các tổn thương của dây thần kinh chậu.
  • Tổn thương tủy sống xương cùng như dị tật bẩm sinh, gãy xương đốt sống, trật khớp…
  • Các tổn thương của tủy sống siêu âm như lồi đĩa đệm, gãy cột sống và khối u chèn ép.
  • Cơ thể mất nước vì các bệnh gây tiêu chảy do Calicivirus, Herpervirus, giun sán gây ra. Mèo đi tiểu rất ít. Rối loạn các chất điện giải, cơ thể suy yếu.
  • Do nuôi mèo ăn bằng thức ăn khô hoặc ăn mặn nhưng không uống đủ nước gây viêm niệu đạo và bàng quang.
  • Do khối u hoặc ung thư đường tiết niệu.
  • Mèo bị bí tiểu do hệ lụy sau phẫu thuật niệu đạo.

Dấu hiệu mèo bị bí tiểu

Mèo bị bí tiểu khiến chúng bị mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần nhưng không thành công. Nắn bụng mèo thấy căng cứng. Bàng quang phình to như quả trứng. Mèo cưng có thể vẫn ăn uống. Nhưng ăn xong thì cũng nôn hết ngay vì độ lớn của bàng quang chèn ép dạ dày gây ra hiện tượng nôn mửa. Dần dần mèo cưng sẽ chết do trúng độc Ure và viêm thận xuất huyết, mất máu.

  • Mèo cố gắng đi tiểu mà không thành công.
  • Dòng nước tiểu yếu, suy yếu hoặc gián đoạn.
  • Bàng quang đầy, rò rỉ nước tiểu.
  • Đầy bụng, mèo bị đau bụng
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mèo bị bí tiểu kêu nhiều hơn, đau đớn.

Chẩn đoán cho mèo bị bí tiểu

Bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin về tình trạng của mèo cưng. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, cần nghĩ ngay tới việc mèo bị bí tiểu. Các xét nghiệm máu, nước tiểu sẽ được thực hiện. Việc đi tiểu của mèo cũng có thể tiết lộ chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm.

Một cuộc kiểm tra về thần kinh của mèo sẽ đánh giá ngắn gọn về hiện trạng cột sống dưới và đuôi. Chức năng thần kinh ngoại biên sẽ rõ hơn khi bác sĩ kiểm tra trương lực hậu môn, trương lực đuôi và phản xạ đáy chậu (cơ giữa lỗ hậu môn và niệu đạo).

Có thể chụp X-quang bụng để xem liệu sỏi hoặc vật liệu khác có trong thận, bàng quang hay không. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được sử dụng để xác định xem có tổn thương trên cột sống hay không. Vì có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu nên cần xác định 1 cách chính xác nhất. Thông qua đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách trị mèo bị bí tiểu

Mèo bị bí tiểu cần điều trị khẩn cấp. Sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê để đặt ống thông vào niệu đạo. Bàng quang được rửa kỹ và dẫn lưu qua ống thông để loại bỏ bất kỳ những gì còn xoat lại.

Các ống thông tiểu sau đó thường được đặt tại chỗ trong một vài ngày cho đến khi mèo bớt bị sưng niệu đạo. Sau khi rút ống thông, kiểm tra lại tình trạng mèo bị bí tiểu lần nữa. Đảm bảo rằng nó có thể đi tiểu tự do trước khi được xuất viện.

Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc giảm đau, thay đổi chế độ ăn uống để giảm xu hướng hình thành tinh thể. Hoặc các loại thuốc khác để làm cho con mèo thoải mái hơn và giúp chúng thư giãn.

Ở những con mèo bị bí tiểu do sỏi bàng quang có thể phẫu thuật cắt bàng quang. Nếu tắc nghẽn tái phát hoặc không thể thuyên giảm nên tiến hành làm các xét nghiệm thật kĩ lưỡng. Bao gồm chụp x-quang, nuôi cấy và nghiên cứu độ tương phản của bàng quang và niệu đạo trước khi quyết định phẫu thuật.

Nếu mèo bị bí tiểu do bị thiếu canxi lâu ngày nên phải kết hợp điều trị bổ sung canxi, khoáng chất cùng với việc vận động. Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm. Để mèo bị liệt và thành tật thì rất khó hồi phục.

Nếu do thức ăn cho mèo và mèo ít uống nước, phải dừng ngay các loại thức ăn khô. Cho mèo cưng uống đủ nước. Nếu ứ quá nhiều nước tiểu trong bàng quang, cần cho chúng đến bác sĩ thú y ngay để rút nước tiểu. Chống nhiễm độc Ure huyết. Điều trị kháng sinh chống viêm tiết niệu và lợi tiểu.

Chăm sóc cho mèo bị bí tiểu

Có thể sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa các tinh thể, đá hoặc các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tắc nghẽn. Đảm bảo rằng mèo có một khay vệ sinh sạch sẽ và an toàn cũng sẽ giúp phòng ngừa tình trạng này.

Kiêng đồ ăn mặn, ngọt cho mèo bị bí tiểu trong thời gian điều trị. Tốt nhất cho mèo uống nước các loại nước lá lợi tiểu như: nước râu ngô, bông mã đề… Sử dụng vòng cổ chống liếm Elizabeth trong 10 – 14 ngày, tránh việc mèo liếm vết thương hở. Mèo nên được kiểm tra lại đều đặn sau khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật, một số con mèo sẽ bị chảy máu hoặc sưng. Hãy chú ý để vết thương không bị nhiễm trùng hoặc biến chứng.

Phải làm sao để phòng chứng bí tiểu ở mèo?

Mèo bị bí tiểu có thể gây tử vong, chính vì vậy không nên chủ quan. Việc chăm sóc mèo đòi hỏi quá trình lâu dài. Tuy nhiên việc phòng bệnh lúc nào cũng quan trọng hơn là chữa bệnh:

  • Tiêm phòng cho mèo hàng năm đầy đủ, tiêm theo đúng lịch của bác sĩ thú y đã quy định.
  • Mèo con phải cho vận động nhiều dưới ánh nắng, đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất.
  • Dùng thức ăn khô phải tỷ lệ với lượng nước uống vào cơ thể. Không để mèo khát nước hoặc uống nước trong toilet vì nước tiểu của người có nồng độ muối urat cao.
  • Không cho thức ăn quá mặn. Đây là lý do đầu tiên dẫn đến chứng bí tiểu ở mèo.
  • Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Kịp thời phát hiện các triệu chứng mèo bị bí tiểu để tránh việc chúng bị mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.

Theo nghiên cứu mới nhất, cứ 3 chú mèo thì có 2 chú mèo bị các bệnh liên quan đến thận. Nguyên nhân chính là vì thận của mèo chịu áp lực rất lớn khi mèo ăn nhiều loại thức ăn khô và uống rất ít nước. Về lâu dài, có 2 căn bệnh mèo rất dễ bị khi về già. Bao gồm suy thận và sỏi thận. Đây cũng là nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu phổ biến nhất.

Cách tốt nhất là bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mèo ngay từ đầu. Ngoài cách cho mèo ăn các loại thức ăn ướt và uống nhiều nước, bạn cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn cho mèo MOSHM, MEC, Royan Canin,ANF,whiskas, chuyên về hỗ trợ thận. Điều này sẽ giúp cho thận của mèo luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Hạn chế nguy cơ mèo bị bí tiểu do liên quan tới thận.
Liên hệ trực tiếp : 033.7472.888 gặp Bs Tạng để được tư vấn miễn Phí
Địa chỉ : 162B Thân Văn Nhiếp Phường An Phú Quận 2
Website :http://sacomvet.com

Zalo
Hotline