CÁC KĨ THUẬT XÉT NGHIỆM KÍNH HIỂN VI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Kính hiển vi là một bước quan trọng đầu tiên trong xét nghiệm tất cả các mẫu bệnh phẩm. Sử dụng kính hiển vi có vai trò chủ yếu trong vi khuẩn học. Bởi vì vi khuẩn có độ dao động lớn về kích thước, quá nhỏ để có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, bởi vậy một kính hiển vi (KHV) là dụng cụ cần thiết trong vi khuẩn học. Kính hiển vi thường sử dụng ánh sáng thấy được như một nguồn sáng, ta có thể quan sát được mẫu vật rất nhỏ cũng như vài chi tiết cấu trúc của nó. Có thể tính được độ phóng đại toàn phần của một mẫu vật bằng cách nhân độ phóng đại của vật kính với độ phóng đại của thị kính. Một nguyên tắc tính chung cho các kính hiển vi là bước sóng của ánh sáng sử dụng càng ngắn thì độ phân giải càng cao. Ánh sáng trắng sử dụng trong kính hiển vi huỳnh quang có bước sóng khá dài và do đó ta không thể thấy được cấu trúc nhỏ hơn 0.2 μm. Kính hiển vi điện tử có thể cải tiến điều này tới khoảng 0.001 mm.
Kính hiển vi với ánh sáng thường được sử dụng để xem xét mẫu bệnh phẩm trực tiếp và sau cấy như soi tươi và nhuộm tiêu bản. Bệnh phẩm soi tươi thường sử dụng để tìm:
- Tế bào máu (HC) và tìm vi khuẩn trong bệnh phẩm là dịch như nước tiểu, phân hoặc dịch não CSF)
- Bào nang, trứng và ký sinh trùng trong phân.
- Nấm ở da
- Động vật nguyên sinh trong máu và mô.
Đối với vi khuẩn sống có thể quan sát sự di động của chúng.
Nhuộm
Nhuộm thường là nhuộm màu tế bào vì thế có thể nhìn dễ dàng hơn, nhuộm thường làm khô vật liệu đó bằng nhiệt hoặc alcohol được gắn trên tấm kính để xem trên kính hiển vi. Tiêu bản từ mẫu thử bệnh phẩm hoặc được làm thuần nhất bằng cách cấy sau đó vi khuẩn được nhuộm màu. Bình thường tia sáng sẽ đi qua một môi trường đơn, sau nhuộm ánh sáng sẽ xuyên qua hai vật chất của mẫu vật và của môi trường có độ chiết xuất khác nhau, do đó các tia sáng sẽ thay đổi hướng đi (khúc xạ) tại đường biên của mẫu vật và làm tăng độ tương phản giữa mẫu vật và môi trường. Khi các tia sáng đi ra khỏi mẫu vật, chúng sẽ tỏa ra tới các điểm phân giải rất gần nhau trên hình ảnh, các tia sáng này sẽ đi vào vật kính và hình ảnh sẽ được phóng đại lên. Tiêu bản này có thể được cất giữ lại sau đó quan sát dưới kính hiển vi ánh sáng thường với vật kính dầu, dầu là để bảo tồn hướng đi của các tia sáng ở độ phóng đại cao nhất. Dầu sẽ có độ chiết xuất giống lame kính như vậy giọt dầu sẽ trở thành một bộ phận quang học của kính hiển vi.
Nhuộm Gram
Tính khác nhau quan trọng nhất của kỹ thuật nhuộm trong vi khuẩn là nhuộm gram: Nhuộm màu khác nhau tạo ra kỳ tích thật sự đó là tế bào với đặc tính nhuộm màu khác nhau và dựa trên phản ứng của nó để nhuộm gram vi khuẩn và chia làm hai nhóm chính:
- Gram dương (nhuộm vi khuẩn bắt màu tím)
- Gram âm (nhuộm vi khuẩn bắt màu hồng)
Tính khác nhau này là liên hệ tới sự khác nhau trong cấu trúc của vách tế bào của vi khuẩn hai nhóm.