Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho mèo con
Mèo con bước ra đời thường có hệ miễn dịch rất kém và chưa được hoàn thiện đầy đủ, vì vậy mèo không thể tự mình chống lại bệnh tật. Mặc dù mèo con có thể được bảo vệ từ sữa mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là hệ thống miễn dịch tạm thời không thể chống lại bệnh tật lâu dài.
Khả năng bảo vệ của các kháng thể mà mèo con nhận được từ mèo mẹ thường mất dần trong độ tuổi từ tám đến 18 tuần. Thế nên, sau thời gian này bạn cần lên kế hoạch tiêm phòng để phòng bệnh nguy hiểm trong tương lai mèo có thể mắc phải.
Lịch tiêm vắc-xin cho mèo con
Mũi tiêm vắc-xin đầu tiên dành cho mèo con thường từ 6 đến 8 tuần tuổi. Mũi tiếp theo từ khoảng ba tuần 1 lần, từ 16 đến 18 tuần tuổi. Ngoài ra, một số vắc-xin sẽ được tiêm cùng lúc với một số mũi tiêm, đây được gọi là vắc-xin kết hợp.
Lần đầu đi khám, bác sĩ thú y uy tín sẽ thăm khám và đưa ra lịch tiêm cụ thể dựa vào sức khoẻ của mèo. Bác sĩ có thể khuyên bạn tẩy giun hoặc bắt đầu phòng chống ký sinh trùng.
Việc tiêm vắc-xin thường không gây đau đớn. Mèo con có thể cảm thấy một chút véo hoặc chích, nhưng nhiều bé không phản ứng gì cả. Trong lần khám vắc-xin đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vắc-xin cho mèo con. Không bao giờ nên tiêm vắc-xin cho mèo con bị sốt hoặc bệnh vì như vậy vắc-xin sẽ không có hiệu quả. Tiêm vắc-xin cho mèo con bị bệnh thực sự có thể khiến bé trở nên tồi tệ hơn.
Bạn nên nhớ rằng, mũi tiêm vắc xin sẽ không có hiệu lực tức thời, bạn phải mất khoảng 10 ngày để vắc xin phát huy tác dụng. Một số mèo con có giữ lại kháng thể của mèo mẹ nên không cần đến vắc xin. Tuy nhiên, bạn không thể biết chắc mèo của mình có kháng thể đó không. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mèo, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách tiêm vắc xin. Cho đến khi mũi tiêm phát huy tác dụng, bạn nên tránh cho mèo con tiếp xúc với những loài động vật lạ mặt cho đến khi bé hoàn thành lịch trình tiêm vắc xin xong.
Một số loại vắc-xin dành cho mèo con
- Vắc xin bệnh dại
- Bệnh viêm mũi họng do virus
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Giảm bạch cầu *
*Bệnh bạch cầu ở mèo là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở mèo. Nó lây lan phổ biến qua vết thương cắn hoặc qua tiếp xúc gần gũi với mèo bị nhiễm bệnh.
Một số rủi ro khi tiêm phòng vắc-xin
Cho dù rủi ro liên quan đến tiêm phòng rất khó xảy ra nhưng mèo vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, thường tác dụng phụ sẽ tự hết. Nếu mèo bị dị ứng vì tiêm vắc xin, bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay vì đây là trường hợp nguy hiểm.
Tiêm chủng kích thích hệ thống miễn dịch, nên sẽ có nguy cơ gây rối loạn miễn dịch tự động. Điều này là cực kỳ hiếm khi bạn xem xét số lượng thú nuôi bị ảnh hưởng so với tất cả số thú nuôi được tiêm phòng. Tuy nhiên, rối loạn miễn dịch tự động có thể trở nên nghiêm trọng và khó điều trị. Các bệnh có thể xảy ra bao gồm rối loạn máu, các vấn đề về thần kinh cơ và thậm chí là các vấn đề về da.
Dù có thể gặp rủi ro, nhưng đó là trường hợp rất hiếm. Vì vậy, việc tiêm phòng cho thú cưng mang lại nhiều lợi ích hơn so với phần trăm rủi ro sẽ gặp phải. Mèo con lại càng phải chú trọng đến lịch tiêm phòng vắc-xin. Sau khi đưa ra kế hoạch tiêm vắc xin hàng năm, người ta khuyến nghị tiêm lại cứ sau mỗi ba năm.
Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của mèo con, hãy nhanh chóng đưa bé đến phòng khám thú y gần nhất để được khám và điều trị nhé!