Mèo bị ghèn mắt, chủ nhân cần làm gì?

SACOMVET

Hotline:

0337472888
Giờ mở cửa Thứ 2 - Chủ Nhật:8h00 - 20h00
Mèo bị ghèn mắt, chủ nhân cần làm gì?
Ngày đăng: 11 tháng trước

Loại bỏ ghèn, lông quanh mắt

 

      Đặc điểm chung là khi bị nhiễm trùng mắt, mèo bị ghèn rất nhiều. Nhất là khi sau một đêm thức dậy, phần ghèn này khô cứng lại khiến mèo không thể mở được mắt. Bạn cần làm là lấy một ca nước ấm thêm một chút muối và khăn bông sạch. Dùng khăn làm ẩm phần ghèn khô cứng sau đó nhẹ nhàng vệ sinh sạch.

      

      Nếu phần lông quanh mắt dài vướng tạo điều kiện cho ghèn kết tảng thì bạn nên dùng kéo cắt gọn lại để dễ dàng vệ sinh cũng như không làm mèo bị đau.

 

Nhỏ nước muối

 

      Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.09% để tra vào mắt mèo, việc này sẽ giúp làm sạch cũng như bổ sung độ ẩm cần thiết trách việc chúng bị khô giác mạc. Việc này có thể thực hiện 3-4 lần/ngày và tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

 

 

Tra thuốc theo chỉ định


      Sau khi bạn đã làm sạch và nhỏ nước muối sinh lý, việc bôi thuốc theo toa bác sĩ kê đơn sẽ hiệu quả hơn nhiều. Hãy nhớ tới việc tra thuốc đúng giờ bạn nhé.

 

Quản lý khu vực đi lại của mèo


      Trong thời gian điều trị có thể một số chú mèo không chịu ở yên một chỗ và đi lại khắp nơi, chúng không hiểu là mình đang bị bệnh. Tình huống xấu là những va chạm vô tình có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu có thể bạn hãy nhốt mèo vào một không gian riêng biệt và đảm bảo rằng không có vật dụng xung quanh nào có thể gây nguy hiểm cho chúng.

 

 

*Trong trường hợp mèo con bị chảy nước mắt nhiều

 

      Mèo con sẽ hiếu động và dễ tổn thương hơn mèo trưởng thành. Bạn cần làm việc trực tiếp với bác sĩ thú y nhãn khoa để điều trị hiệu quả cho thú cưng của mình. Bằng những chuyên môn cũng như kinh nghiệm của mình các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể và việc của bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn đó.

 

      Với những chú mèo con việc quan trọng hơn cả là bạn phải đảm bảo việc chích ngừa dầy đủ theo như khuyến cáo của bác sĩ thú y. Việc này tạo nên móng vững chắc cho các bước hình thành kháng thể tự nhiên cũng như làm thuyên giảm khi các mầm bệnh tấn công.

 

     Khi bị sốt, bạn nên cho cún nghỉ ngơi một chỗ, không nên vận động hay chạy nhảy nhiều. Đảm bảo nơi chúng nằm được sạch sẽ và ấm áp. Lúc này, bạn cần dành nhiều thời gian để tâm đến cún hơn. Cũng như theo dõi sát sao sức khỏe, bệnh tình, thân nhiệt thường xuyên cùng các dấu hiệu bất thường khác ở chúng.

Zalo
Hotline