Nên tiêm phòng cho mèo như thế nào?

SACOMVET

Hotline:

0337472888
Giờ mở cửa Thứ 2 - Chủ Nhật:8h00 - 20h00
Nên tiêm phòng cho mèo như thế nào?
Ngày đăng: 10 tháng trước

      Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Dưới đây sẽ là một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết để tiêm phòng cho mèo cho đúng, mời bạn tham khảo nhé!

 

 

Tiêm ngừa cho mèo vào khoảng thời gian nào?

 

      Trong giai đoạn mèo con vừa mới chào đời, chúng sẽ được hấp thu kháng thể từ mèo mẹ thông qua sữa. Tuy nhiên kháng thể từ mèo mẹ có thể hạn chế khả năng kích hoạt hệ miễn dịch của mèo con. Vì thế bác sĩ ý thú y sẽ tiêm ngừa cho mèo con.

      Mèo con được tiêm ngừa khi trong giai đoạn từ 6 đên 8 tuần tuổi và được lặp lại khoảng 3-4 tuần cho đến khi kháng thể của mèo mẹ yếu đi.

      Để đảm bảo an toàn cho mèo con khỏi những bệnh truyền nhiễm, không có thuốc chữa, điều tốt nhất bạn nên làm là hãy dẫn chúng đi chích ngừa và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

 

Nên tiêm phòng cho mèo những mũi nào?

 

      Hiện nay có rất nhiều loại vắc - xin tiêm phòng cho mèo. Tuy nhiên các chuyên gia đã khẳng định các loại vắc - xin nhất định phải tiêm cho mèo và một số loại vắc - xin chỉ tiêm cho một số loài mèo nhất định.. Các bệnh bệnh mà mèo có thể bị phải nếu như không được tiêm vắc - xin như viêm, nhiễm, bệnh dại,...Vì thế bạn nên tiêm các vắc - xin bắt buộc đó cho mèo cưng nhà bạn theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

      Những loại vắc - xin chính dành cho tất cả loại mèo có tác dụng giúp mèo giảm đau và phòng chống các virus lây bệnh như viêm mũi, viêm khí quản truyền nhiễm. Ngoài ra còn phòng tránh các loại ghẻ và phòng bệnh dại.

      Các loại vắc - xin nhất định phải tiêm là:

- Vắc-xin phòng bệnh Dại

- Vắc-xin phòng bệnh Giảm Bạch Cầu

- Vắc-xin phòng bệnh Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm

- Vắc-xin phòng bệnh do Herpesvirus

      Phía trên là những loại vắc xin tuyệt đối phải tiêm cho mèo. Bạn nên dành một ít thời gian quan tâm đến những chú mèo và dẫn chúng đi tiêm phòng đầy đủ để mèo cưng của bạn có thể sống lâu, an toàn cùng chủ.

       Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm ra, các loại vắc xin phụ sẽ được tiêm chủng dựa vào giống mèo cảnh hay lối sống của chúng. Các mũi tiêm phòng phụ như phòng bệnh bạch cầu, Bordetella, Chlamydophila (virus gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến bệnh viêm kết mạc) và virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo.

      Tuy nhiên việc tiêm chủng các loại vắc xin này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sinh sản, sức khỏe của loài mèo,...hoặc có thể là khả năng bị lây nhiễm từ một con vật bị bệnh khác.

 

 

Lịch tiêm phòng cho mèo

 

      Tùy vào độ tuổi của bé mèo nhà bạn mà lịch tiêm chủng và các mũi cần tiêm sẽ khác nhau. Trước khi cho bé mèo nhà bạn tiêm bất cứ mũi nào, bạn nên xem xét kỹ lưỡng giống của bé mèo nhà bạn và nếu được hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước khi tiêm. Sau đây là lịch tiêm phòng vắc xin tham khảo theo độ tuổi của mèo:

- 6-7 tuần tuổi: Vắc-xin tổng hợp bao gồm các virus gây bệnh ho, virus rhinotracheitis, virus Calci, chủng Chlamydophila.

- 10 tuần tuổi: Vắc-xin tổng hợp; Viêm thành phế nang.

- Từ 12 tuần tuổi: Bệnh dại, được chăm sóc bởi bác sĩ thú y địa phương nơi bạn sinh sống (độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi tùy theo luật địa phương).

- 13 tuần tuổi: Vắc-xin tổng hợp; Viêm thành phế nang: tiêm chủng tổng hợp ở những bộ phận liên quan; Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ lây bệnh từ virus bạch cầu.

- 16 và 19 tuần tuổi: Vắc xin tổng hợp; Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh từ virus bạch cầu.

- Mèo trưởng thành: Vắc xin tổng hợp, Viêm thành phế nang như tiêm chủng tổng hợp ở những bộ phận liên quan, Bệnh bạch cầu cho mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh từ virus bạch cầu, Bệnh dại: được chăm sóc bởi bác sĩ thú y địa phương (độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi theo luật ở từng địa phương).

Zalo
Hotline