Bệnh lepto trên chó

SACOMVET

Hotline:

0337472888
Giờ mở cửa Thứ 2 - Chủ Nhật:8h00 - 20h00
Bệnh lepto trên chó
Ngày đăng: 1 năm

Bệnh Lepto ở chó và những điều cần biết

 


 

Bệnh Lepto ở chó thường lây ở đâu?


Loại bệnh nhiễm trùng này xảy ra phổ biến nhất vào mùa thu, chủ yếu ở các môi trường cận nhiệt đới, nhiệt đới và ẩm ướt.

Bệnh lây lan phổ biến ở những nơi như:

  • Các khu vực sình lầy/vũng nước tù đọng và có động vật hoang dã thường xuyên sống và sinh hoạt
  • Đồng cỏ được tưới thường xuyên
  • Chó thường mắc bệnh Leptospirosis khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Các vết loét hở trên da chó có thể gia tăng khả năng mắc bệnh.
  • Nếu chó của bạn bơi trong nước, đi qua nước, uống nước bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với đất hoặc bùn bị nhiễm khuẩn, chúng cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

    Những con chó có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm:

  • Chó săn và chó thể thao
  • Chó sống gần các khu vực nhiều cây cối
  • Chó sống trong hoặc gần trang trại

Chó từng sống trong chuồng/cũi một thời gian

Triệu chứng của bệnh Lepto ở chó


Đây là những triệu chứng của chó bị nhiễm bệnh Leptospirosis:

  • Chó bị nóng trong người
  • Đau cơ bắp và miễn cưỡng khi di chuyển
  • Chân và cơ cứng lại, dáng đi có phần cứng nhắc
  • Rùng mình
  • Yếu ớt
  • Buồn chán
  • Biếng ăn
  • Khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường – đây có thể là dấu hiệu của suy thận mãn tính, dần dần bệnh sẽ làm chó không thể đi tiểu
  • Nhanh mất nước
  • Nôn mửa (có thể có máu)
  • Tiêu chảy (có thể có máu)
  • Dịch âm đạo có máu
  • Nướu có đốm đỏ sẫm (chấm xuất huyết)
  • Da vàng và xung huyết kết mạc
  • Ho
  • Khó thở, thở nhanh, mạch không đều
  • Sổ mũi
  • Sưng màng nhầy

Sưng nhẹ các hạch bạch huyết
 

Bệnh Lepto ở chó tấn công như thế nào?


Vi khuẩn sẽ lan khắp toàn bộ cơ thể của chó, sinh sản trong gan, thận, hệ thần kinh trung ương, mắt và hệ sinh sản của chúng.

Ngay sau khi bị nhiễm trùng, chó sẽ bị sốt và nhiễm trùng máu, nhưng những triệu chứng này sẽ sớm biến mất khi các kháng thể được sản xuất ra.
 

Ngay cả khi cơ thể chó đang chống lại bệnh, xoắn khuẩn Leptospira vẫn có thể tồn tại trong thận, sinh sản ở đó và lây lan qua nước tiểu của chó.

Động vật có thể tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng gan, thận diễn biến nặng và gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan này.

Những động vật nhỏ tuổi có hệ thống miễn dịch yếu ớt sẽ gặp phải những biến chứng rất nặng.
 

Làm thế nào để bác sĩ thú y xác định bệnh Lepto ở chó?


Hãy cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử của chó, bao gồm các triệu chứng, các hoạt động gần đây và các sự kiện đã xảy ra có thể dẫn đến tình trạng này.

Những hoạt động mà bạn cung cấp cho bác sĩ thú y có thể trở thành thông tin hữu ích và từ đó bác sĩ thú y có thể xác định được giai đoạn nhiễm trùng của chó cũng như cơ quan nào của chó bị ảnh hưởng nặng nhất
 

Những xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Hồ sơ máu hóa học
  • Công thức máu toàn bộ
  • Phân tích nước tiểu
  • Bảng điện giải
  • Xét nghiệm nước tiểu kháng thể huỳnh quang

Chó cũng sẽ được chỉ định cấy máu và cấy nước tiểu để kiểm tra mật độ của vi khuẩn.

Xét nghiệm hiệu giá cũng sẽ được thực hiện để đo phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn bằng cách đo sự hiện diện của các kháng thể trong máu.
 

Điều trị bệnh Lepto ở chó thế nào?


Chó mắc bệnh Lepto cấp tính cần được nhập viện ngay.

Liệu pháp chính để điều trị loại bệnh này là truyền dịch để cơ thể chó không bị mất nước nữa.
 

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ thú y kê đơn và loại kháng sinh chữa bệnh sẽ đa dạng dựa vào giai đoạn nhiễm trùng của chó.

Khi mới nhiễm trùng, chó có thể uống penicillin nhưng loại thuốc này sẽ không còn hiệu quả khi chó tới giai đoạn mang mầm bệnh.

Bác sĩ sẽ kê tetracycline, fluoroquinolones hoặc các loại thuốc kháng sinh tương tự cho giai đoạn này vì chúng được phân phối vào mô xương hiệu quả hơn.

Thuốc kháng sinh sẽ được kê ít nhất bốn tuần trong mỗi đợt để trị bệnh Lepto ở chó. Một số loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là những loại thuốc đi sâu hơn vào cơ thể để loại bỏ nhiễm trùng.

Hãy đọc tất cả các cảnh báo đi kèm với đơn thuốc và nói chuyện với bác sĩ thú y về những dấu hiệu có thể xảy ra mà bạn nên chú ý. Tiên lượng của loại bệnh này nói chung là tích cực, trừ phi chó đã bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng
 

Cách chăm sóc chó tại nhà sau khi trị bệnh


Khi thú cưng hồi phục sau khi nhiễm bệnh, đây là một số điều bạn cần làm:

Đảm bảo chó được nghỉ ngơi một cách nghiêm ngặt

Nên hạn chế cho chó ở trong chuồng khi chó đang hồi phục sau khi nhiễm bệnh. Hãy hỏi bác sĩ thú y để biết cách sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, đi vệ sinh hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi sức khỏe của chó cẩn thận để tránh bệnh Lepto ở chó tái phát.
 

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình

Khi chó đang được điều trị, hãy để chó tránh xa trẻ em và những vật nuôi khác. Hãy đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với chó của bạn theo bất kỳ cách nào, cũng như khi xử lý chất lỏng và chất thải của chó.

Bạn cần làm sạch và khử trùng những khu vực chó đã đi tiểu, nôn mửa hoặc để lại bất kỳ chất dịch cơ thể nào bằng chất khử trùng hoặc dung dịch tẩy rửa có chứa i ốt
 

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc chẩn đoán Leptospirosis cho các thành viên trong gia đình

Nếu nhà bạn có trẻ em hoặc vật nuôi khác, chúng có thể đã bị nhiễm vi khuẩn Leptospira nhưng các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện.

Gia đình bạn có thể đi xét nghiệm để xem có ai bị mắc bệnh hay không. Hãy nhớ rằng vi khuẩn Leptospira vẫn có thể được đào thải qua nước tiểu trong vài tuần sau khi chó được điều trị và phục hồi.
 

Cách ngăn ngừa bệnh Lepto ở chó


Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ thú cưng của mình khỏi căn bệnh nguy hiểm này

Vắc xin ngừa Leptospirosis cho chó

Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ thú y để xem liệu vắc xin phòng bệnh Leptospirosis dành cho chó có thích hợp với thú cưng của bạn hay không.

Vắc xin ngừa bệnh Lepto ở chó chỉ ngăn ngừa một số chủng lepto nhất định, vì vậy sẽ không đảm bảo hiệu quả tuyệt đối trong mọi trường hợp.
 

Nghiên cứu về việc cho chó ở chuồng/nhà riêng

Hãy kiểm tra chuồng/nhà riêng của chó trước khi cho chó bước vào – khu vực này phải sạch sẽ và không có động vật gặm nhấm (hãy tìm và dọn sạch phân của các loài gặm nhấm nếu có).

Bạn không được để nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh tiếp xúc với vật nuôi hoặc con người.

Bệnh Lepto ở chó là căn bệnh có thể lây sang con người và các thành viên khác trong gia đình. Vì thế, việc quan trọng nhất là bạn cần hạn chế đưa chó tới những nơi không an toàn hoặc không thân thuộc để tránh bệnh tấn công thú cưng, và gây nguy hiểm đến cho gia đình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này
Liên hệ : 033.7472.888
Địa chỉ : 162B Thân Văn Nhiếp phường An Phú Quận 2 
Website : http://sacomvet.com

 

Zalo
Hotline