Khám tổng quát cho chó mèo và những thông tin cơ bản cần biết

SACOMVET

Hotline:

0337472888
Giờ mở cửa Thứ 2 - Chủ Nhật:8h00 - 20h00
Khám tổng quát cho chó mèo và những thông tin cơ bản cần biết
Ngày đăng: 9 tháng trước

       Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo thú cưng nhận được sự chăm sóc cần thiết là đưa chúng đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc này đối với cuộc đời thú cưng. Vì vậy, bài viết sau đây chúng tôi đã tập hợp một danh sách các thắc mắc phổ biến như: Khám tổng quát chó mèo gồm những gì, lợi ích khám tổng quát chó mèo là gì, giá khám tổng quát chó mèo, tần suất khám tổng quát chó mèo… nhằm giúp bạn có những quyết định đúng đắn.

 

 

 

Khám sức khỏe tổng quát chó mèo là gì?

 

      Khám sức khỏe tổng quát chó mèo là một cuộc kiểm tra y tế toàn diện định kỳ, thường diễn ra 1-2 lần/năm đối với thú cưng “có vẻ” khỏe mạnh, khác với việc thăm khám khi thú cưng bị bệnh. Trọng tâm của khám sức khỏe tổng quát chó mèo định kỳ là duy trì sức khỏe tối ưu, kịp thời phát hiện các vấn đề bất ổn hay bệnh lý tiềm ẩn nhằm can thiệp y tế kịp thời.

 

Lợi ích khám tổng quát chó mèo là gì?

 

      Nhiều chủ nuôi nghĩ rằng nếu thú cưng của mình không bị bệnh thì không cần gặp bác sĩ thú y. Tuy nhiên, khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho thú cưng là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc phòng ngừa. Điều này là do động vật rất giỏi trong việc che giấu bệnh tật hoặc các vấn đề mãn tính tiềm ẩn. Đây là một phần bản năng sinh tồn vốn có của chúng. Các cuộc kiểm tra giúp phát hiện vấn đề bất ổn trước khi chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thú cưng. Phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ giúp điều trị kịp thời và mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

 

 

Khám sức khỏe tổng quát chó mèo gồm những gì?

 

      Tình trạng cơ thể chung của chó mèo sẽ được bác sĩ thú y quan sát và kiểm tra bằng các thiết bị cân đo, ống nghe và sờ nắn:

  • Cân nặng: Có thừa cân hay suy dinh dưỡng không
  • Nhiệt độ: Có nằm trong khoảng trung bình từ khoảng 38-39.2 độ C không
  • Chân: Cách thú cưng đi đứng có bị khập khiễng không, có các vấn đề ở bàn chân hoặc móng chân không
  • Da: Có cục u, vết sưng hay các vùng dày lên bất thường không
  • Mắt: Có vết đỏ, tiết dịch, chảy nước mắt quá nhiều, khối u hoặc vết sưng trên mí mắt, vẩn đục trong tròng mắt hoặc dấu hiệu bất thường nào khác không
  • Tai: Có dịch tiết hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác không
  • Răng miệng: Có cao răng tích tụ, bệnh nha chu, răng gãy, tiết nước bọt quá nhiều, đổi màu quanh môi, loét trong hoặc xung quanh miệng không
  • Nhịp tim, nhịp phổi: Kiểm tra nhịp tim, nhịp phổi bất thường
  • Bụng: Các khu vực của bàng quang, thận, gan, ruột, lá lách và dạ dày có gì bất thường hoặc có gây sự khó chịu, đau đớn nào không

      Sau khi đã kiếm tra tình trạng chung, bác sĩ sẽ chỉ định thú cưng thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu là: Xét nghiệm sinh hóa – sinh lý máu, xét nghiệm ký sinh trùng máu, xét nghiệm nước tiểu – phân – ghẻ tai – nấm, siêu âm ổ bụng – tim – gan – thận – sỏi bàng quang.

     Một số dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tật có thể được bác sĩ thú y phát hiện ngay từ quá trình khám tình trạng cơ thể chung nhưng một số dấu hiệu chỉ có thể tìm thấy khi tiến hành xét nghiệm chuyên sâu.

     Trong quá trình khám, bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn các câu hỏi về chế độ ăn uống, hành vi, thói quen, cách bài tiết,… của chó mèo. Dựa trên tiền sử, lối sống và kết quả kiểm tra – xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị về các phương pháp chăm sóc phòng ngừa cụ thể như tiêm phòng, kiểm soát nội ngoại ký sinh trùng, dinh dưỡng, chăm sóc da và lông, sức khỏe xương khớp, kiểm soát cân nặng hoặc chăm sóc răng miệng. Trường hợp thú cưng được phát hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị ngay lập tức.

Zalo
Hotline